Nhắc đến cơm thố, nhiều người sẽ nhớ ngay đến chợ cũ Sài Gòn năm xưa. Vậy cơm thố là gì? Món cơm này có gì đặc sắc, có nguồn gốc bắt đầu từ đâu? Câu hỏi này luôn khiến nhiều người thắc mắc bởi hương vị thơm ngon mà cơm thố đem lại. Cùng chúng tôi khám phá món cơm này qua bài viết dưới đây nhé!
Cơm thố là gì?
Đây là một món ăn được ăn kèm với những loại thức ăn như rau, thịt, cá,….Mỗi một phần gạo trong từng thố cơm sẽ được làm chín theo phương pháp chưng cách thuỷ. Hương thơm của gạo len ẩn vào trong ruột những hột cơm tạo nên một mùi thơm đặc biệt chỉ cơm thố mới có. Đây là cách nấu cơm cầu kỳ theo truyền thống của một số dân tộc người Hoa.
Cơm thố theo người Hoa đọc là “chung phàn” trong đó từ chung nghĩa là cái thố còn phàn là cơm. Vì thế mà nếu bước chân vào một quán ăn Trung Hoa và thấy món chung phàn thì đó chính là món cơm thố mà bạn vẫn vô cùng yêu thích.
Có thể thấy, điểm khác biệt cơ bản của món cơm thố chính là cách chế biến và làm chín gạo. Do vậy mà món cơm này được đánh giá là khá cầu kỳ, nếu đã từng được thưởng thức cơm thố thì bạn sẽ khó lòng mà quên được hương vị cũng như cảm giác ấy.
Mỗi một thố cơm sẽ tương đương với một chén cơm nhỏ mà chúng ta vẫn thường ăn. Tuỳ theo nhu cầu của mỗi người mà thố được chia ra làm nhiều kiểu, cỡ khác nhau. Một số địa phương còn sử dụng thố để trang trí bàn thờ, hầm thuốc Bắc.
Nguồn gốc của món cơm thố
Để nói về nguồn gốc thì cơm thố là món ăn do người Hoa gốc Quảng Đông đem đến, bày bán tại khu Chợ Cũ trong Sài Gòn. Theo như kể lại thì món ăn này du nhập vào nước ta từ những thập niên 30- 40 của thế kỷ trước và chỉ thực sự phổ biến tại Sài Gòn hoa lệ trong những năm thập niên 70 của thế kỷ 20.
Khi đó số lượng người Hoa tại Sài Gòn ngày càng tăng cao, cũng chính vì vậy mà món cơm thố được du nhập vào Việt Nam.
Vào năm 1859, khi Pháp chiếm thành Gia Định, quân triều đình Huế dùng chiến thuật hỏa công, thành phố và chợ Bến Thành bị thiêu hủy. Năm 1860, sau khi bình định xong Gia Định, Pháp đã cho xây lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ.
Vào năm 1887, Pháp cho sát nhập hai con đường lại làm một thành đại lộ Charner (nay là đại lộ Nguyễn Huệ).
Điều này đã giúp cho khu chợ càng trở nên đông đúc mà chủ yếu là người Hoa, người Ấn và người Pháp. Năm 1912, vì chợ trở nên quá cũ kỹ nên Pháp lựa chọn một địa điểm khác để xây cất một khu chợ mới lớn hơn.
Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (bến xe Sài Gòn), chính là chợ Bến Thành ngày nay. Khu chợ cũ được người ta gọi bằng cái tên Chợ cũ cho tới tận bây giờ và cơm thổ tại đây vẫn là điều khiến người ta nhớ và lưu luyến mãi.
Những điều tạo nên sự khác biệt của món cơm thố là gì?
Hiện nay cơm thố đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trên cả nước nhưng sự đặc trưng trong cách chế biến vẫn được giữ nguyên để đảm bảo hương vị cũng như đảm bảo trọn vẹn những gì tinh tuý của gạo thông qua cách chế biến rất cầu kỳ này.
Thố hấp cơm
Đúng như tên gọi, để làm được cơm thố thì người nấy phải dùng những chiếc thố để hấp cơm. Nếu có ai chưa biết vật dụng để nấu cơm thố là gì thì đây là những đồ dùng được làm bằng sành, sứ và vô cùng phổ biến như bát, tô, đĩa với nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau. Điều này sẽ giúp cơm thố có đặc tính giữ nóng lâu, để nguội hấp lại cũng không bị khô.
Thố cũng có nhiều loại như loại có quai, không quai, có nắp và không nắp. Với những nhà khá giả ở miền Tây khi xưa thì họ thường mua những loại thổ lớn để đặt trên bàn thờ, để thể hiện sự giàu có, sang trọng của gia đình.
Thố kiểu nhỏ được dùng đựng nước cúng, đơm cơm, đựng cơm rượu xôi vò,…dọn trên bàn thờ trong ngày giỗ, ngày Tết. Thố bằng sành thì được dùng để hấp cơm, tiềm thuốc bắc. Trong đó thố kiểu làm bên Trung Hoa, còn thố sành được làm ở Bình Dương.
Nồi và xửng hấp cơm
Gạo và nước sẽ được để trong từng thổ cơm riêng và được sắp xếp từng thố vào trong xửng hấp để hấp cách thuỷ, làm chín cơm. Xửng hấp phải là một xửng lớn, có từ 2 đến 3 tầng và được đan lát bằng tre, có nhiều lỗ lớn để thoát hơi nước.
Xửng phải có chỗ để nước và tiếp thêm nước nóng mà không cần dời các từng chứa cơm, tránh tình trạng phải di chuyển hay mở nắp xửng, ảnh hưởng đến chất lượng của cơm. Các thổ cơm cần sắp thưa và đều trong từng tầng để hơi có thể bốc lên tới tầng trên cùng.
Gạo nấu cơm thổ
Một nguyên liệu quan trọng không thể thiếu của món cơm thố chính là gạo. Vậy loại gạo sử dụng cho cơm thố là gì? Những loại gạo được dùng thường là các loại gạo ngon đặc biệt như Sóc nâu, nàng hương Chợ Đào, gạo hột dài,… Những loại gạo thơm và dẻo, khi hấp chín có màu trắng tạo sự thẩm mỹ và cực kỳ hấp dẫn.
Gạo trước khi cho vào thổ sẽ cần vo sạch để loại bỏ các bụi bẩn. Không nên vo quá mạnh hay quá nhiều lần sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng ở màng bột gạo.
Gạo vo xong sẽ để ráo nước, sau đó cho vào từng thổ tương ứng. Lượng nước châm vào gạo sẽ tùy thuộc vào từng loại gạo cụ thể. Đặc biệt, việc châm nước vào thố chỉ thực hiện 1 lần duy nhất và không được cho thêm nước vào gạo khi hấp nữa.
Việc cơm thố có ngon, dẻo và đạt yêu cầu hay không sẽ phụ thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của người nấu. Biết lúc nào cơm đã chín và sắp xếp các tầng cơm ra sao, đảm bảo xửng giữ cơm luôn được nóng để phục vụ cho thực khách.
Do được nấu bằng cách hấp chín nên món cơm thố lúc ăn vẫn còn giữ trọn mùi thơm của gạo và vị ngọt trong từng hạt cơm. Đây là ưu điểm vượt trội so với các cách nấu cơm thông thường khác.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc của bạn đọc về câu hỏi “cơm thố là gì” . Đây là món cơm được chế biến đặc biệt và rất tỉ mỉ nhưng không thể phủ nhận được vị ngon đặc biệt của cơm thố.
Ngày nay có rất nhiều món mới du nhập như cơm niêu, cơm tay cầm nhưng với nhiều người việc thưởng thức cơm thố chợ Cũ cũng là để tìm về những ký ức đẹp của Sài Gòn.
Nhà đầu tư đang có nhu cầu mở cửa hàng tăng lợi nhuận mà chưa biết tìm đơn vị tư vấn chuyên nghiệp phù hợp, vui lòng liên hệ:
Hotline:
0946.481.486